当前位置:首页 > Thời sự > Siêu máy tính dự đoán Celta Vigo vs Real Betis, 20h00 ngày 8/2 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Wigan Athletic vs Fulham, 22h00 ngày 8/2: Khó có bất ngờ
Trong một bài báo được xuất bản mới đây bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Virginia và Đại học California, ít nhất ba phiên bản mới của cuộc tấn công Spectre đã được phát hiện ảnh hưởng đến bộ nhớ đệm micro-op trong CPU Intel và AMD. Điều quan trọng là, ba phương pháp được các nhà nghiên cứu xác định sẽ vượt qua các biện pháp phòng thủ trước đây của Spectre để ngăn chặn sự cố rò rỉ dữ liệu như vậy. Điều này có nghĩa là các bộ vi xử lý hiện tại rất dễ bị tấn công giống Spectre bất chấp các biện pháp bảo vệ chống Spectre trước đó.
Các nhà nghiên cứu đã tiết lộ nghiên cứu của họ cho Intel và AMD nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ bản vá lỗi hạt nhân hoặc bản cập nhật vi mã nào được phân phối bởi một trong hai công ty trước khi lỗ hổng được tiết lộ công khai. Một phần của vấn đề là bản sửa lỗi có thể khiến hiệu suất hệ thống suy giảm rất nhiều so với các biện pháp giảm nhẹ trước đó.
Mặc dù tiết lộ khá nguy hiểm đối với Intel và AMD, nhưng độ khó cao của việc thực hiện một cuộc tấn công Spectre là rất cao nên người dùng có thể yên tâm phần nào. Để thực hiện cuộc tấn công, phần mềm độc hại sẽ phải vượt qua tất cả các biện pháp bảo mật hiện có trong hệ điều hành trước khi khai thác bất kỳ lỗ hổng nào ngay từ đầu.
Tại thời điểm này, vẫn chưa biết liệu các lỗ hổng có ảnh hưởng đến các máy Intel chạy hệ điều hành Mac hay không nhưng có khả năng chúng có nguy cơ bị tấn công ở mức tối thiểu. Với việc Apple chuyển sang Apple Silicon và kiến trúc riêng của mình, các máy Mac mới không có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi khám phá mới.
Trước đó vào năm 2018, Apple đã giới thiệu các bản sửa lỗi để chống lại Spectre và Meltdown, một lỗi chip khác được phát hiện cùng năm. Các lỗi xuất hiện trong trong macOS, iOS và tvOS, cho thấy chip A-series của Apple cũng dễ bị tấn công vào thời điểm đó.
Được biết, cơn đau đầu của Spectre là một vấn đề lâu dài đối với Intel. Nhiều lỗ hổng kiểu Spectre đã được tiết lộ trong đợt tấn công thứ hai diễn ra vào giữa năm 2018. Điều này dẫn đến một vụ kiện tập thể chống lại Apple khi cho rằng việc xử lý các lỗ hổng bảo mật của công ty đã làm chậm các sản phẩm chip A-series. Tuy nhiên, đến tháng 1/2019, vụ kiện đã bị bác bỏ.
(Theo VOV)
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) vừa cung cấp miễn phí công cụ “ProxyNotFound” trên trang khonggianmang.vn. Công cụ này hỗ trợ kiểm tra máy chủ dùng phần mềm Microsoft Exchange có tồn tại 4 lỗ hổng bảo mật mới hay không.
" alt="“Bóng ma ám ảnh” trên CPU Intel và AMD trở lại"/>Học xoắn ốc: Nghệ thuật “trộn” kiến thức nền tảng và kiến thức nâng cao
Đối với môn Toán, thầy Hồng Trí Quang - Giáo viên bộ môn Toán, tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết, học sinh cần nắm vững kiến thức trọng tâm, nhiệm vụ của các em là chia nhỏ và tích lũy dần kiến thức; học cuốn chiếu và kết thúc chuyên đề nào chắc chắn chuyên đề ấy. Trên cơ sở các kiến thức trọng tâm này, học sinh sẽ dễ dàng hệ thống hóa thành lộ trình học tập đối với từng dạng bài, từng mảng kiến thức. Những kiến thức nào căn bản, nền tảng thì củng cố trước theo hình xoắn ốc - tức là học kiến thức cơ bản - học nâng cao chuyên đề và trộn vào với nhau, luyện đề và làm bài thi thử. Phương pháp học xoắn ốc này có thể được áp dụng và thực hiện cho nhiều môn học khác nhau.
Thầy Hồng Trí Quang cũng nhấn mạnh, bố mẹ hãy cùng con thảo luận, đưa ra lộ trình học tập phù hợp khi con chuẩn bị bước vào năm học mới. Một trong những gợi ý của thầy Quang là chương trình Học Tốt của hệ thống giáo dục HOCMAI - giải pháp toàn diện giúp học sinh lớp 9 củng cố kiến thức nền tảng và trang bị kiến thức thi vào 10 ngay từ hè.
Sơ đồ tư duy giúp học giỏi nhiều môn
Cô Trần Thúy Ngọc, Hiệu phó Trường THCS Trung Tú (Hà Nội), cũng là giáo viên môn Hóa của HOCMAI chia sẻ, việc xây dựng lộ trình học tập phù hợp rất quan trọng. Hóa học là một bộ môn khoa học đòi hỏi học sinh phải có tư duy suy luận và liên hệ tốt. Theo đó, sử dụng phương pháp sơ đồ tư duy là phương pháp hiệu quả giúp học sinh kết nối các bài học, nội dung quan trọng lại với nhau theo một hệ thống cụ thể, chặt chẽ và logic.
Với hệ thống các kiến thức trọng tâm được vạch thành sơ đồ, các em vừa dễ dàng nắm chắc nội dung chương trình học, từ đó có một kế hoạch học tập và phân bổ thời gian hợp lý. Đồng thời, phương pháp học bằng sơ đồ tư duy giúp các em có một nền tảng vững chắc, xây dựng được lộ trình học tập ngắn gọn và bớt rườm rà hơn.
Bên cạnh đó, để có lộ trình học tập ngắn gọn, hiệu quả trong năm học mới, học sinh cần lưu ý về cách phân bổ các môn học trong tuần. Cụ thể, một tuần có 7 ngày, ngoài thời gian học và ôn 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ ra thì các em nên phân chia thời gian cho các môn còn lại, nên học từ 2h - 3h một môn/ ngày.
“Với những môn các em học tốt, nắm chắc kiến thức thì có thể giảm bớt thời gian để chia sẻ cho những môn còn yếu kém để đảm bảo sự cân bằng kiến thức. Trước mỗi bài học, các em nên đọc trước 2-3 lần tại nhà, vạch trước kiến thức trọng tâm. Sau khi học xong tại lớp, các em tự xây dựng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức trọng tâm.” - Cô Ngọc chia sẻ thêm.
Cũng khuyến khích học sinh áp dụng Sơ đồ tư duy vào việc học, cô Nguyễn Thu Trang, giáo viên bộ môn Ngữ Văn của Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết, với môn Ngữ Văn, nếu hệ thống ý chính được vạch thành sơ đồ, học sinh sẽ dễ dàng nắm chắc nội dung và triển khai ý từ đoạn văn, bài văn nhanh, đầy đủ, cô đọng và súc tích hơn. Nhiều người cho rằng, học Văn là lãng mạn, không cần rành mạch, học và viết theo cảm hứng nhưng điều này là quan niệm sai lầm của đa số học sinh, phụ huynh. Theo cô Trang, không chỉ các môn Tự nhiên, môn Văn cũng đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic.
“Bất kể là Văn hay môn thi nào khác, đáp án của đề thi đều có barem chấm điểm rõ ràng. Chính vì vậy, với môn Văn, dù viết hay, bay bổng, lãng mạn và dài thế nào nhưng không đủ ý thì vẫn bị mất điểm. Các em nên lập sơ đồ kiến thức trong quá trình học để thu lại hiệu quả học cao nhất” - cô Trang chia sẻ thêm.
Đối với môn Lịch sử, Sơ đồ tư duy cũng giúp học sinh hệ thống lại kiến thức một cách khoa học, bởi lịch sử bao gồm nhiều khối kiến thức lớn, dàn trải, không những thế còn có nhiều mốc thời gian, sự kiện.
Cô Lê Thị Thu Hương, giáo viên bộ môn Lịch sử tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, cho biết, để lập sơ đồ tư duy môn lịch sử, học sinh cần lưu ý lựa chọn những từ khóa đặc biệt, xâu chuỗi những sự kiện có liên quan với nhau thành một vấn đề, đây chính là cách để ghi nhớ hiệu quả nhất, từ một vấn đề có thể gợi nhắc sang những vấn đề khác.
“Học sinh có thể vẽ sơ đồ theo nhiều hình dạng khác nhau như hình cái cây, hình tòa tháp. Trên sơ đồ tư duy học sinh chỉ nên viết các từ khóa quan trọng, không nên viết quá dài dòng, nhìn sẽ bị rối mắt và có cảm giác ngại đọc lại. Việc chỉ ghi những từ khóa chính giúp học sinh có thể liên tưởng tốt hơn và phát triển ngôn ngữ một cách đa dạng hơn”, cô Thu Hương chia sẻ.
Theo đó, để có lộ trình ôn luyện ngắn gọn, trọng tâm và đạt hiệu quả khi bước vào năm học cuối cấp, học sinh cần tìm hiểu và áp dụng thêm các phương pháp học thông minh cho từng môn. Trong đó, sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp giúp học sinh lớp 9 dễ dàng củng cố kiến thức, tiết kiệm thời gian và giảm áp lực trong học tập.
Ngọc Minh
" alt="Sơ đồ tư duy"/>Công chức, viên chức được biên chế dễ nảy sinh tâm lý “yên vị”, giảm năng suất lao động, khó khuyến khích tối đa sức sáng tạo, mà hiện tượng “công chức cắp ô” hiện nay là điển hình. Việc bỏ biên chế Nhà nước, chuyển sang các chế độ hợp đồng ngắn, trung và dài hạn, sẽ là một động lực mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lao động.
Bên cạnh đó, việc làm này giúp gia tăng tính linh hoạt, dân chủ, cạnh tranh và chuyên nghiệp hóa môi trường làm việc, đồng thời, góp phần hạn chế những tiêu cực trong tuyển dụng, quản lý và sử dụng nhân sự.
![]() |
"Xét một cách thực tế nước ta hiện nay thì đối với giáo viên, việc biên chế hay không chưa tác động nhiều đến chất lượng và ý thức của người đứng trên bục giảng" (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, nhất là các nước phát triển, cơ chế này đã được vận hành từ rất sớm và đã chứng minh được tính tích cực, hiệu quả vượt trội. Ngay cả các quan chức cấp cao của họ, hầu hết cũng là một dạng công chức làm việc theo hợp đồng. Hôm nay còn là quan chức Nhà nước, ngày mai hết nhiệm kỳ hoặc vì lý do nào đó thì lại trở về làm dân, là điều rất bình thường.
Ngành giáo dục lĩnh ấn tiên phong?
Câu hỏi đặt ra là “Vì sao chúng ta không tiến hành xem xét đồng bộ việc bỏ biên chế đối với cả công chức lẫn viên chức mà chỉ đặt vấn đề đối với viên chức trong ngành giáo dục?”.
Tình trạng chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay có nhiều vấn đề cần báo động, phải được cải cách để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phát triển của đất nước. Tuy nhiên, giáo dục là “Quốc sách hàng đầu”, nên những thay đổi của nó đều phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học.
Chúng ta đã có quá nhiều bài học đắt giá trong cải cách giáo dục mấy năm gần đây, như: Dự án Ngoại ngữ quốc gia với khoảng 5.400 tỷ đồng nhưng kết quả đạt được rất hạn chế; Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) với tổng kinh phí hơn 1900 tỷ đồng, đến nay gần như thất bại; Đề án về sách giáo khoa từng gây ra nhiều tranh cãi; và nhiều đề án cải cách cứ loay hoay với chuyện thi cử. Hơn nữa, xét một cách thực tế thì đối với giáo viên, việc biên chế hay không chưa tác động nhiều đến chất lượng và ý thức của người đứng trên bục giảng. Đây chưa phải là nguyên do dẫn đến sự tụt hậu của ngành giáo dục hiện nay.
Giáo dục là ngành đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng bao trùm lên toàn xã hội. Những sai lầm đối với ngành giáo dục cũng đồng nghĩa sai lầm đối với toàn xã hội, tác động đến thế hệ tương lai. Bỏ biên chế trong ngành giáo dục, vì thế, cần có một lộ trình dài hơi. Nếu tiến hành vội vàng sẽ rất dễ bị chi phối bởi “ý chí cải cách” và “tư duy nhiệm kỳ”.
Việc bỏ biên chế Nhà nước tốt nhất cần nghiên cứu tiến hành đồng bộ, triệt để đối với tất cả các ngành có ngạch công chức lẫn viên chức, để tránh sự vênh nhau trong cơ chế vận hành và quản lý về sau. Đồng thời, cũng là đảm bảo công bằng xã hội. Còn nếu chưa thể tiến hành đồng bộ ngay thì ngành giáo dục cũng không nên được lựa chọn làm tiên phong, mà phải là một ngành khác ít “nhạy cảm” đối với xã hội hơn.
Nếu Bộ GD-ĐT quyết tâm triển khai, trước mắt chỉ nên tiến hành thử nghiệm trong quy mô hẹp, nếu không sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường.
Những thách thức và hệ lụy khi triển khai
Luật Công chức, Viên chức được Quốc hội ban hành, do đó, việc này Bộ GD-ĐT không thể tự quyết mà phải đưa ra diễn đàn Quốc hội để thảo luận và xem xét trên nhiều mặt, kể cả việc điều chỉnh Hiến pháp và pháp luật cho tương thích.
![]() |
Bỏ biên chế trong ngành giáo dục cần có một lộ trình dài hơi. Nếu tiến hành vội vàng sẽ rất dễ bị chi phối bởi “ý chí cải cách” và “tư duy nhiệm kỳ”. (Ảnh: Thanh Hùng) |
Một khi đã bỏ biên chế, tức là chính thức đưa ngành giáo dục vào vận hành theo cơ chế thị trường, “sân chơi” giữa các trường công và các trường tư gần như được san phẳng. Những thách thức sẽ không chỉ đến với phía giáo viên, mà ngay cả với phía nhà tuyển dụng và sử dụng nhân lực. Ngành giáo dục của chúng ta liệu đã sẵn sàng trước những thách thức đó?
Nhiều giáo viên giảng dạy ở các vùng khó khăn, ngay cả ở thành thị, lâu nay cố gắng theo nghề là vì “cái biên chế” ấy. Nay không còn nữa liệu họ có bỏ việc?
Ngành giáo dục khi không còn sức hấp dẫn về “tính ổn định” nữa thì lấy ưu thế gì để thu hút những người có thực tài?
Chắc chắn chỉ lòng yêu nghề không thôi là chưa đủ. Liệu chính phủ có thể cải cách tiền lương để đạt đến mức hấp dẫn và cạnh tranh cho nghề giáo như ở nhiều nước khác?
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, “Việc sắp xếp này không phải giảm biên chế hay tiết kiệm tiền mà mục đích là nâng cao chất lượng giáo dục, trên cơ sở cơ cấu lại, tổ chức lại những gì bất hợp lý; tháo gỡ những tắc nghẽn, thậm chí có nhiều việc không cần đến tiền”.
Nhưng sẽ có rất nhiều vấn đề cần đặt ra về chế độ, cơ chế, chính sách và khía cạnh pháp luật khi triển khai chủ trương này. Bởi vì, các giáo viên được vào biên chế Nhà nước đã phải trải qua cả một quá trình công tác, phấn đấu, vượt qua các kỳ thi cử, sát hạch, xét chọn,…, chứ không phải ngẫu nhiên. Cho nên, không thể nói bỏ là bỏ ngay, cào bằng họ với những người mới vào nghề được.
Hơn nữa, cùng thi vào biên chế như nhau nhưng những người lên làm lãnh đạo thì vẫn nằm trong biên chế (công chức), trong khi các giáo viên (viên chức) bị chuyển trở lại làm hợp đồng, liệu có công bằng? Rồi, “ai” sẽ trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các giáo viên? Với cách cơ cấu và thiết chế của tổ chức công đoàn như ở ta hiện nay, tổ chức này khó mà đảm nhiệm được trọng trách ấy.
Thiết nghĩ, việc trước mắt có thể làm ngay là ngừng biên chế thêm, chấm dứt tất cả các đợt thi cử, xét tuyển giáo viên vào biên chế. Nếu tiến hành thử nghiệm thì nên xây dựng cơ chế để khuyến khích giáo viên “tự nguyện” chuyển từ biên chế sang diện hợp đồng, nhằm phòng tránh những rủi ro và xung đột có thể nảy sinh.
Nguyễn Thức Tuấn(Nghiên cứu sinh tại Ba Lan)
" alt="Bỏ biên chế: Vì sao chỉ triển khai trong ngành giáo dục?"/>Nhận định, soi kèo Sociedad vs Espanyol, 0h30 ngày 10/2: Chờ đợi bất ngờ
Trước đó, trong 2 năm học 2021-2022 và 2022-2023, TP.HCM đã chi 2.280 tỉ đồng hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên thông qua các Nghị quyết của HĐND TP.HCM về các chính sách đặc thù.
Cụ thể, trong năm học 2021-2022, số tiền hỗ trợ học phí học kỳ I là 203 tỉ đồng, học kỳ II là 401 tỉ đồng.
Trong năm học 2022-2023, số tiền hỗ trợ học phí là 1.676 tỉ đồng, bao gồm: Đối với các đơn vị trực thuộc Sở, số tiền hỗ trợ là 421 tỉ đồng; Các đơn vị trực thuộc TP Thủ Đức và 21 quận huyện, số tiền hỗ trợ là 1.254 tỉ đồng, trong đó, công lập đã thực hiện cấp kinh phí vào dự toán đầu năm với số tiền 950 tỉ đồng, ngoài công lập TP Thủ Đức và 18 quận huyện thực hiện, số tiền: 304 tỉ đồng.
Năm học 2023-2024, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng Nghị quyết quy định nội dung chi và mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn TP.HCM và Nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí, tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và tiền ăn trưa cho học sinh xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ từ năm học 2023-2024...
Tháng 6/2023, Sở GD-ĐT TP.HCM có tờ trình trình Thường trực UBND TPHCM về chủ trương thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ học phí năm học mới 2023-2024 theo Nghị quyết số 16 năm 2022 của HĐND TPHCM. Tuy nhiên, tờ trình này vẫn dựa theo Nghị định 81 của Chính phủ, theo lộ trình tăng học phí trong năm học 2023-2024.
Theo đó, Sở GD-ĐT đề xuất UBND TP thống nhất chủ trương trình HĐND TP cho tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17 năm 2022, hỗ trợ học phí phần chênh lệch mức học phí do điều chỉnh mức học phí theo Nghị quyết số 16 năm 2022. Đề xuất này không áp dụng cho học sinh ngoài công lập.
Các trường TP.HCM chưa được thu bất kỳ khoản học phí nào năm học mới
Trường THCS Lộc An, nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Quang Thành |
Chiều nay (18/5), ông Lê Đức Chính - Hiệu trưởng Trường THCS Lộc An (huyện Phú Lộc, TT – Huế) cho biết, vừa xảy ra vụ một học sinh nữ của trường này nhảy lầu tự tử. Nạn nhân là em Nguyễn Thị K.T, học sinh lớp 6/3 Trường THCS Lộc An.
Thông tin ban đầu cho biết, chiều 17/5, nhiều học sinh trường này hốt hoảng khi phát hiện em T. trèo lên lan can tầng 2 của dãy nhà cao tầng của trường rồi bất ngờ nhảy xuống sân bê tông tự tử.
Mặc dù được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nhưng do nhảy từ độ cao, em T. bị chấn thương cột sống, xây xát phần mềm, rất may không nguy hiểm đến tính mạng.
Theo ông Chính, nguyên nhân dẫn đến việc T. tự tử là do em này buồn chuyện gia đình. Cụ thể, nhiều năm nay, bố mẹ T. làm ăn ở Lào, T. và chị gái sống cùng ông bà nội tại xã Lộc An.
Cách đây một thời gian, chị gái T. qua đời vì tai nạn giao thông. Nỗi đau mất người thân cùng với việc phải sống xa cách bố mẹ đã khiến T. buồn phiền, dẫn đến hành vi tự tử.
Cũng theo vị hiệu trưởng Trường THCS Lộc An, trước khi nhảy lầu tự tử, T. để lại 4 bức thư tuyệt mệnh, trong đó có 2 bức thư gửi cho bạn bè, 1 bức gửi cho mẹ và 1 bức gửi cho ông Chính.
Trong những bức thư này, sau khi kể về nỗi buồn phiền của bản thân vì không được bố mẹ quan tâm, T. cho biết mình “muốn về với chị gái”. Trong thư gửi lãnh đạo trường, T. gửi lời xin lỗi đến thầy Chính vì hành động của em có thể khiến nhà trường bị liên lụy.